18 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Vận hành motor giảm tốc và cách bảo dưỡng thiết bị

không nên bỏ qua

Motor giảm tốc là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các băng chuyền sản xuất, trong các nhà máy và nhiều thiết bị khác trong đời sống. Vậy motor giảm tốc là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, cách vận hành motor giảm tốc này ra sao? Cùng mình tìm hiểu về thiết bị này với bài viết dưới đây ngay nhé!

Cấu tạo của motor giảm tốc

Motor giảm tốc là bộ phận quan trọng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện liên quan đến việc giảm tốc độ. Đây là động cơ điện có tốc độ thấp, được giảm đi nhiều so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực. Tốc độ có thể được giảm đi 1/2; 1/3/1/5,…tùy thuộc vào thiết bị.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Cấu tạo của motor giảm tốc
Cấu tạo của motor giảm tốc

Motor giảm tốc có cấu tạo bao gồm động cơ điện và hộp giảm tốc.

Động cơ điện có cấu tạo gồm 2 phần chính là Stato và Roto. Trong đó Stato bao gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Còn với Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Hộp giảm tốc bên trong chưa bộ truyền động dùng bánh răng, trục vít,… Vận hành motor giảm tốc nhằm để làm giảm tốc độ vòng quay. Hộp giảm tốc được dùng để giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy móc. Đầu còn lại của hộp nối với sở hữu tải.

Nguyên lý vận hành motor giảm tốc diễn ra như thế nào?

Motor giảm tốc hoạt động theo 1 nguyên lý khăng khít với nhau. Cụ thể khi muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ xuống thì bạn chỉ tốn ít chi phí lúc lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện. Từ đó có thể thay đổi số vòng quay trục trở nên linh hoạt hơn. Tùy vào tính chất công việc mà các kỹ thuật viên có thể tính toán và lên kế hoạch sử dụng một hộp giảm tốc một cách phù hợp.

Nguyên lý vận hành motor giảm tốc diễn ra như thế nào?
Nguyên lý vận hành motor giảm tốc diễn ra như thế nào?

Ngoài ra còn một yếu tố nữa l  moment xoắn, bạn khó có thể chế tạo 1 động cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn của mình. Và người ta gọi đây là tỉ số truyền, số vòng quay và moment

Động cơ điện là thiết bị điện nhờ điện để hoạt động, động cơ điện được phân ra làm hai loại là: Động cơ điện xoay chiều 1 pha và Động cơ điện xoay chiều 3 pha

Động cơ điện này sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng. Từ đó giúp vận hành các thiết bị và máy móc như: băng chuyền, máy bơm nước, quạt điện, cẩu trục,… Đa số các dòng động cơ điện hiện nay đều đạt chuẩn IE2, IE3,..

Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc, hộp giảm tốc

Đầu tiên trước khi sử dụng, đóng điện bạn cần kiểm tra xem mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc có hư hỏng hay rò rỉ gì không.

Xác định loại điện áp mà loại mô tơ đó sử dụng và cung cấp đúng. Nếu điện áp chưa đúng, chưa đổn định thì cần điều chỉnh và thay đổi lại. Nguồn điện phải được cấp cho mô tơ đúng sơ đồ mạch điện quy định.

Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc, hộp giảm tốc
Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc, hộp giảm tốc

Có thể bạn quan tâm:

Khi vận hành motor giảm tốc đó phải được lắp đặt cố định một cách chắn chắn, vững chãi. Không để mô tơ rung lắc, lỏng lẻo khi hoạt động.

Kiểm tra xem các phụ kiện đã được lắp đặt đủ, đúng, và chắc chắn chưa.

Mô tơ giảm tốc phải được đặt ở vị trí khô ráo.

Không được để mô tơ chạy quá công suất quy định của nhà sản xuất.

Chọn dây dẫn, ổ cắm điện phải phù hợp, tương ứng với công suất của mô tơ.

Lượng dầu bôi trơn phải đạt mức quy định mới cho mô tơ hoạt động

Phải có các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha cho động cơ như: MCCB, MCB,Contactor, Relay nhiệt.

Kiểm tra các nối đất và an toàn khi đóng điện vận hành

Khi mô tơ hoạt động phải đảm bảo các thông số không vượt quá mức khuyến nghị của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

Cách bảo dưỡng mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc

Để vận hành motor giảm tốc hoạt động tốt, bền vững với thời gian, ít có hư hỏng xảy ra, ngoài việc tuân thủy các nguyên tắc khi vận hành sử dụng trên bạn còn cần phải thường xuyên vệ sinh va thay dầu nhớt cho nó

Thường thì bạn nên thay dầu nhớt lần đầu cho thiết bị giảm tốc của mình sau khi nó hoạt động, làm việc được khoảng 500 giờ và và cứ sau khi máy làm việc được khoảng 2500 giờ tiếp theo thì bạn lại thay dâu nhớt bôi trơn cho nó một lần nữa.

Thời gian này cũng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào môi trường, hiệu suất làm việc, loại động cơ và loại dầu nhớt mà bạn sử dụng.

Trên đây là những thông tin về quá trình vận hành motor giảm tốc, mong rằng những thông tin trên đã mang tới nhiều kiến thức mới dành cho bạn.

Tổng hợp: dientuviet24h.com

Bài viết mới