Dây mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các bộ phận thu – phát Internet. Sống trong kỷ nguyên số hiện nay, nếu không biết đến dây cáp mạng thì quả thật là một thiếu sót. Vậy thì dây cáp mạng ra đời như thế nào, ai là người phát minh ra nó, phân loại cáp mạng như thế nào… tất cả câu trả lời sẽ được bật mí nhanh chóng bên dưới.
Nguồn gốc ra đời của cái tên dây mạng ?
Thời đại 4.0 gắn liền với cuộc cách mạng công nghệ, sự ra đời của máy móc hiện đại kết hợp với bùng nổ của Internet. Sự kết nối Internet toàn cầu đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia, cá nhân và tổ chức. Trong đó vai trò của dây mạng hay còn gọi là cáp mạng là không thể phủ nhận.
Cáp mạng ra đời khi nào?
- Trong 3 năm 1997, 1999 và 2000 lần lượt nảy sinh những dấu mốc quan trọng của việc ban hành các chuẩn không dây Internet chung, lần lượt là: IEEE 802.11; 802.11b; 802.11a.
- Tháng 8/1999, Ethernet không dây VECA ra đời. Và không lâu sau đó, tên gọi của WiFi chính thức ra đời và là cái tên thống nhất chung của nền công nghệ kết nối cục bộ không dây được chuẩn hóa.
Vậy dây mạng là gì?
Cáp mạng hay dây mạng là phần cứng mạng, là bộ phận được dùng để kết nối một thiết bị mạng với những thiết bị khác, cũng có thể kết nối hai hoặc nhiều máy tính với nhau để chia sẻ máy in, máy quét,… Cáp là đường dây dẫn điện dạng lõi xoắn làm từ kim loại hay hợp kim dẫn điện tốt, bên ngoại bao phủ lớp nhựa cách điện vô cùng tốt.
Tại sao lại có sự ra đời của dây mạng ?
Sự ra đời của dây mạng được xem là một bước đột phá lớn, vậy thì cụ thể nguyên nhân gì lại có sự ra đời của cáp mạng? Chúng ta cùng tìm lý do dựa trên công dụng nó mang lại.
Cáp mạng thường được dùng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ, truyền dẫn thông tin với nhiệm vụ chính là truyền dẫn tín hiệu, giúp kết nối các máy tính với nhau tạo thành một mạng lưới hoàn chỉnh. Ngoài ra, dây mạng có tính năng thông minh khác, nó không chỉ kết nối mạng máy tính thông thường mà còn kết nối mạng giữa điện thoại, giúp các thiết bị này truy cập vào hệ thống Internet toàn cầu rất nhanh với tốc độ đường truyền ổn định.
Cha đẻ của dây mạng là ai ?
Với công dụng vĩ đại như vậy, chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc không biết cha đẻ của dây mạng là ai. Rốt cuộc thì công trình nghiên cứu của vị tiến sĩ nào lại mang đến một phát minh tân tiến như vậy?
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cha đẻ của dây mạng – Tiến sĩ Cao Côn. Cao Côn quyết định dồn toàn bộ trí tuệ và tinh lực để cống hiến phát minh, phát triển công nghệ – một cuộc nghiên cứu mang tính cách mạng. Đầu năm 1977, tiến sĩ Cao cho ra đời phát minh mạng điện thoại truyền tín hiệu trực tiếp đầu tiên thông qua sợi cáp quang.
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, chính ông đã giám sát việc triển khai các dự án dây mạng trên toàn cầu. Và tiêu biểu là bài nghiên cứu năm 1960 đã mang về giải Nobel Vật Lý vinh quang cho ông, thành công khai thông đường cáp dẫn mạng cho hơn 900 triệu dặm và chúng vẫn còn công dụng cho đến ngày nay.
Tiến sĩ Cao không chỉ là một nhà nghiên cứu được biết đến với nhiều thành tựu vĩ đại, mà ông còn là một người thầy giáo tận tâm, tận tình với nghề. Ông đã từng là phó Hiệu trưởng của trường ĐH Trung Văn Hương Cảng trong gần 10 năm (1987 – 1996), chính ông là người sáng lập và tổ chức những ngôi trường độc lập tại Hồng Kông.
Dây kết nối mạng quan trọng trong cuộc sống không?
Internet hiện nay là một điều không thể thiếu, chúng giúp cuộc sống con người diễn ra với tầm nhận thức rộng rãi, giúp máy bay, cao tốc hoạt động, giúp con người nắm bắt thông tin, giúp máy móc hoạt động… mà internet hoạt động được nhờ dây mạng, có hàng triệu công dụng mà cáp mạng mang lại.
Và ai trong số chúng ta cũng đều không tưởng tượng được nếu như cáp mạng đột nhiên biến mất thì thế giới sẽ ra sao. Vậy cáp mạng có quan trọng trong cuộc sống hay không? Cùng chúng tôi cụ thể hóa câu hỏi này thông qua công dụng của dây cáp mạng nhé!
Mạng có dây truyền tải nhanh hơn mạng không dây
Tốc độ truyền tải sẽ giúp tốn ít thời gian, công sức, rút ngắn quá trình nên đóng vai trò là điểm nổi bật của thiết bị mạng thông qua cap, điều này ở thiết bị mạng không dùng cáp như wifi là không thể sánh bằng. Dù trên lý thuyết cho thấy tốc độ truyền tải của chúng không chênh nhau nhiều, nhưng thực tế thì rõ ràng thiết bị không dây chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu tất yếu của người sử dụng, nhất là trong môi trường làm việc máy tính tại công ty.
Một ví dụ đơn giản là khi bạn muốn truyền file từ máy tính này sang máy tính khác, bạn vẫn nên sử dụng dây mạng để tốc độ nhanh hơn, bảo vệ an toàn của file của bạn.
‘Ping’ của mạng có dây thấp hơn mạng không dây
‘Ping’ là cách gọi của các trận đấu game tầm quốc tế, khi mà một đội đang vấp phải rắc rối về thiết bị, kỹ thuật thì họ có quyền yêu cầu tạm dừng trận game để sửa chữa. Nói một cách chính xác hơn, thì đó là ‘độ trễ’, mức độ này ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình sử dụng mạng. Nó sẽ khiến cho việc truyền tập tin từ thiết bị này sang thiết bị khác bị delay, làm chậm lại tiến độ.
Một gợi ý để bạn kiểm tra độ trễ đơn giản, đó là dùng mạng có dây và mạng không dây liên kết chặt chẽ với 1 thiết bị thứ 3 bằng lệnh ” Ping ” – Command Prompt – Windows, Terminal – Linux hay Mac. Kết quả nhanh chóng cho ta thấy độ trễ của wifi sẽ khá cao so với mạng có dây, tuy chỉ là chút chênh lệch nhưng nó vẫn ẩn chứa rủi ro, sẽ làm gián đoạn công việc quan trọng.
Cap mạng đáng tin cậy hơn dùng mạng không dây
Xét về tính chất vật lý, Wifi truyền đi dưới dạng sóng và có thể hiểu rằng những tác động về sóng đều sẽ khiến nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả wifi nhà hàng xóm cũng khiến chúng lag, giật. Còn dây mạng thì không có các yếu tố khác làm nhiễu được, vì vậy có thể thấy, dây mạng là sự lựa chọn an toàn, đáng tin cậy nhất.
Mạng có dây có đáng tin cậy cao hơn mạng không dây
Có lẽ bạn hay gặp phải trường hợp kết nối gián đoạn, mất kết nối và buộc bạn phải kết nối lại. Quá trình ấy tốn khá nhiều thời gian, nhất là trong khi xử lý công việc hoặc chơi game, nó sẽ gây ra sự ức chế mạnh mẽ. Đây chính là điểm bất cập của mạng kết nối trực tiếp.
Khác với bên trên, mạng kết nối bằng cáp sẽ đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt, ổn định và hợp lý nhất. Nhất là đối với những game thủ hay những nghiệp vụ yêu cầu kết nối mạng ổn định. Bên cạnh đó thì mạng kết nối thông qua cáp mất phẩm mỹ hơn vì hệ thống dây dẫn rườm rà, phức tạp, đây cũng là một điểm bất cập.
Mặc dù mạng dùng cáp chưa thật sự hoàn hảo, đôi khi khiến người dùng bực mình đôi chút nhưng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của wifi. Nó cho phép bạn kết nối Internet ở mọi nơi mà không cần đến dây mạng phức tạp. Nhất là khi chúng ta dùng Maps để tìm đường, Wifi là sự lựa chọn không tồi.
Mô hình phạm vi áp dụng
Ở mạng có dây, hệ thống dây mạng có thể dùng trong các mô hình mạng từ nhỏ đến lớn, nó mang tính giới hạn trong việc lắp đặt. Tuy nhiên sẽ gặp khá nhiều khó khăn ở những nơi xa xôi, nơi mà địa hình cheo leo gây khó khăn cho việc kéo dây. Mạng wifi chủ yếu ứng dụng cho mô hình nhỏ và trung bình như trường học, bệnh viện, công ty,… còn nếu mô hình được mở rộng thì cần có sự hỗ trợ của cáp mạng.
Phân loại các loại dây cáp mạng phổ biến nhất
Trên thực tế có rất nhiều loại cáp, dây mạng khác nhau được tạo ra nhằm truyền tải công suất khác nhau, về chủng loại, hình dáng, chức năng đều đa dạng. Tuy nhiên trên thị trường phổ biến nhất là 3 loại cáp quang, cáp mạng sau đây:
Cáp mạng CAT5
Cáp mạng CAT5 là loại cáp có giá thành rẻ nhất trên thị trường, vì vậy chúng được phổ biến một cách rộng rãi và được thiết kế đạt chuẩn. Lõi của các dây cáp CAT5 là lõi đặc gồm nhiều sợi bện vào nhau giúp truyền tín hiệu nhanh, tốt hơn. Bên ngoài có bọc nhựa bảo vệ kim loại và tránh nhiễu điện trong quá trình truyền đi. Tốc độ đường truyền tối đa lên đến 100 Mbps.
Cáp mạng CAT 5E
Cáp mạng, dây cáp CAT 5E cũng tương tự như CAT5 nhưng chúng có công nghệ sản xuất khắt khe và đạt chuẩn hơn, từ đó mà hiệu quả sử dụng cũng tốt hơn rất nhiều. Xét về độ phổ biến thì dây mạng CAT 5E này được sử dụng rộng rãi vì giá thành không hơn bao nhiêu mà chất lượng được nâng cấp. Ngoài ra loại cáp này cho phép truyền đi dữ liệu lên đến 1000 Mbps và quá trình chuyển sẽ làm giảm nhiễu tốt hơn.
Cáp mạng CAT6
Một loại dây mạng khác cũng phổ biến không kém đó là CAT6, chúng truyền dữ liệu ổn định và xa hơn, thiết kế cấu trúc chữ thập và các vỏ bọc được gia cố dày hơn. Chúng có độ chống nhiễu, chịu nhiệt cao, có thể đặt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tốc độ của chúng đáp ứng với quãng đường truyền xa hơn. Kèm theo những công dụng tuyệt vời ấy là giá thành của chúng rất cao.
Kết luận
Dây mạng là một bộ phận hầu như không thể thiếu trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không để tâm nhưng thật sự thì chúng có ích và âm thầm hỗ trợ con người trong công việc. Công dụng của chúng là thứ mà không ai có thể bàn cãi và phủ nhận. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn phần nào hiểu biết thêm về công dụng, nguồn gốc và cũng như phân loại, từ đó lựa chọn loại dây phù hợp với mình nhất.