21 C
Vietnam
Thứ sáu, Tháng chín 20, 2024

Dây mạng Category có mấy loại? Đặc điểm của từng loại?

không nên bỏ qua

Các tổ chức như Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (TIA) và Hiệp hội Công nghiệp Điện tử (EIA) thiết lập các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm cụ thể, và những tiêu chuẩn này đã dẫn tới việc cáp đồng đôi xoắn được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ hiệu suất của chúng. Dưới đây là các loại dây mạng Category thông dụng nhất hiện nay.

Cáp mạng là gì?

Cáp mạng và cáp thông tin liên lạc là phần cứng mạng được sử dụng để kết nối một thiết bị mạng này với các thiết bị mạng khác, ví dụ, kết nối hai hoặc nhiều máy tính để chia sẻ máy in và máy scan; kết nối nhiều máy chủ với một bộ chuyển mạch Access Switch. Phạm vi bao gồm các tập hợp dữ liệu và cáp Ethernet, bao gồm cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang, đường dây điện, v.v… Cáp xoắn đôi, cáp đồng trục và cáp quang là những loại phổ biến nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cáp mạng là gì?
Cáp mạng là gì?

Có một số loại cáp thường được sử dụng với mạng LAN. Trong một số trường hợp, mạng sẽ chỉ sử dụng một loại cáp, còn các mạng khác sẽ sử dụng nhiều loại cáp khác nhau. Loại cáp được chọn cho mạng có liên quan đến cấu trúc liên kết, giao thức và kích thước của mạng. Hiểu được đặc điểm của các loại cáp khác nhau và cách chúng liên quan đến các khía cạnh khác của mạng là điều cần thiết để phát triển một mạng thành công.

Các loại dây mạng Category

Dây mạng Category 3

Cáp Category 3, thường được gọi là Cat 3, là cáp xoắn đôi không có vỏ chống nhiễu (unshielded twisted pair – UTP) được thiết kế để truyền dữ liệu đáng tin cậy lên đến 10 Mbit/giây, với băng thông có thể lên tới 16 MHz. Nó là một phần của các tiêu chuẩn cáp đồng được xác định bởi Liên minh Công nghiệp Điện tử và Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông. Cat 3 là định dạng cáp phổ biến vào đầu những năm 1990, nhưng từ đó, nó gần như hoàn toàn được thay thế bằng tiêu chuẩn Cat 5 tương tự, nhưng mang lại tốc độ cao hơn.

Category 5

Dây mạng Category 5
Category 5

Dây mạng Category 5, thường được gọi là Cat 5, là một loại cáp xoắn đôi không có vỏ chống nhiễu được thiết kế để đảm bảo tính toàn vẹn tín hiệu cao. Tiêu chuẩn thực tế của Cat 5 xác định các tính chất điện cụ thể của dây, nhưng nó thường được đánh giá bằng khả năng Ethernet là 100 Mbit/s. Chỉ định tiêu chuẩn cụ thể của nó là EIA/TIA-568. Cáp Cat 5 thường có ba cặp xoắn mỗi inch, mỗi cặp xoắn gồm 24 dây đồng. Việc xoắn cáp làm giảm hiện tượng nhiễu điện và nhiễu xuyên âm.

Một đặc điểm quan trọng khác là dây dẫn được cách điện bằng nhựa (FEP) có độ phân tán thấp, có nghĩa là hằng số điện môi của nhựa không phụ thuộc nhiều vào tần số. Cần chú ý đặc biệt để giảm thiểu sự không phù hợp trở kháng tại các điểm kết nối.

Cáp Cat 5 thường được sử dụng trong cáp cấu trúc cho mạng máy tính như Fast Ethernet, mặc dù chúng cũng được sử dụng để truyền nhiều tín hiệu khác như dịch vụ thoại cơ bản, token ring và ATM (lên tới 155 Mbit/giây).

Category 5e

Dây mạng Category 5e là phiên bản nâng cao của Cat 5 để sử dụng với mạng 1000BASE-T (gigabit), hoặc cho các liên kết 100 Base-T đường dài (350 m, so với 100 m đối với Cat 5). Nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn EIA/TIA 568A-5. Hầu như tất cả các dây cáp được bán dưới danh nghĩa Cat 5 thực ra là Cat 5e. Các dấu hiệu trên cáp có thể cho bạn biết loại cáp chính xác.

Category 6

Category 6
Category 6

Có thể bạn quan tâm:

Tiêu chuẩn cho Gigabit Ethernet và kết nối khác tương thích ngược với cáp Cat 5, Cat 5e và Cat 3. Cat 6 có đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt hơn để đề phòng nhiễu xuyên âm và nhiễu hệ thống. Tiêu chuẩn cáp phù hợp cho các kết nối 10BASE-T, 100BASE-TX và 1000BASE-T (Gigabit Ethernet).

Category 7

Dây mạng Category 7 (CAT7), (ISO/IEC 11801:2002 category 7/lớp F), là chuẩn cáp cho Ethernet siêu nhanh và các công nghệ kết nối khác có thể tương thích ngược với cáp Ethernet CAT5 và CAT6 truyền thống. CAT7 có đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt hơn để phòng hiện tượng nhiễu xuyên âm và nhiễu hệ thống tốt hơn so với CAT6. Để đạt được điều này, vỏ chống nhiễu đã được thêm vào cho từng cặp dây và toàn bộ cáp

Tiêu chuẩn cáp CAT7 đã được tạo ra để cho phép tín hiệu Ethernet 10 gigabit truyền trên 100m cáp đồng. Cáp có 4 cặp dây đồng xoắn, giống như các tiêu chuẩn trước đó. CAT7 có các đầu nối RJ-45 tương thích GG45 kết hợp tiêu chuẩn RJ-45 và một loại kết nối mới để cho phép truyền dữ liệu mượt mà hơn theo tiêu chuẩn mới. Khi kết hợp với đầu nối GG-45, cáp CAT7 có tần số truyền lên tới 600 MHz.

Dây mạng Category với 4 loại đặc trưng được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn nhé.

Bài viết mới