17 C
Vietnam
Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Bánh răng – Cấu tạo cùng một số thông số của thiết bị

không nên bỏ qua

Bánh răng là một chi tiết vô cùng quan trọng trong rất nhiều loại máy móc cũng như động cơ. Trên thực tế bộ phận cơ khí này quen thuộc với cuộc sống con người, chúng có mặt trong các bộ truyền động, máy móc hay xe máy… Để giúp bạn hiểu thêm về chi tiết chúng tôi sẽ chia sẻ cấu tạo cùng một số thông số ngay trong bài viết sau đây. 

Đặc tính của bánh răng?

Bánh răng là một bộ phận cơ khí thường ứng dụng trong những động cơ và máy móc, chúng sẽ khớp với nhau để tạo nên một thể hoàn hảo nhằm truyền momen quay. Để có thể tạo nên một trục quay hoàn hảo thì những răng ở trên bánh của hai loại cần phải khớp với nhau, nhớ thế hoạt động của động cơ mới đạt được những giá trị tốt nhất, toàn vẹn nhất. 

Thông thường bánh răng sẽ được dùng theo cặp, đôi khi là 1 cặp nhưng cũng có những động cơ phải cần đến 2 tới 3, 4 cặp. Chúng sẽ nối tiếp nhau theo dạng song song và tác dụng truyền động, phân phối tốc độ nhanh hay chậm như thế nào tùy vào cách bố trí những chi tiết, nói cách khác chúng có tác dụng chuyền động và điều chỉnh vận tốc nhanh hay giảm tùy ý, 

Truyền động bánh răng hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy và cơ cấu khác nhau, với loại bánh này có thể dễ dàng chuyển động từ trục này sang trục khác. Đồng thời biến chuyển động quay thành những chuyển động tịnh tiến và ngược lại, đây chính là đặc tính nổi bật của bộ phận cơ khí này mà chúng tôi tìm hiểu được. 

Bánh răng là bộ phận cơ khí ứng dụng trong những động cơ
Bánh răng là bộ phận cơ khí ứng dụng trong những động cơ

Cấu tạo và một số thông số của thiết bị

Đối với bánh răng tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng trên thực tế có cấu tạo cũng như những thông số nhất định. Cụ thể những thông tin về bộ phận cơ khí này sẽ được trình bày ngay sau đây: 

Bộ phận của một chiếc bánh răng

Một chi tiết sẽ bao gồm những bộ phận nhất định, mỗi bộ phận lại mang một nhiệm vụ, một chức năng riêng biệt, cụ thể như sau: 

  • Axis: Trục quay bánh răng, nơi mà trục sẽ đi qua để có thế cố định phần tâm của sản phẩm tại một chỗ. 
  • Răng: Các mặt răng cưa nhô ra dùng để chuyển động những chi tiết khác, răng trên bánh này phải có tương khớp với răng trên bánh kia. 
  • Pitch Circle: Vòng tròn xác định “kích thước” của chi tiết, các đường tròn ăn khớp với tiếp tuyến để chúng dễ dàng ma sát với nhau. 
  • Đường kính bước: Có nhiệm vụ tính toán khoảng cách giữa hai bánh: Tổng hai đường kính bước chia 2 tương ứng khoảng cách hai trục.
  • Diametral Pitch: Tỷ lệ số răng với đường kính bước răng, hai bánh cần phải có cùng đường kính để thuận tiện ghép lưới. 
  • Cao độ hình tròn: Khoảng cách một điểm trên một răng đến một điểm trên răng kế cận, đo dọc theo đường tròn cao độ.
  • Môđun: Bước răng tròn chia cho số pi, giá trị dễ xử lý hơn nhiều so với tung độ tròn vì là một số hữu tỉ.
  • Góc áp suất: Góc giữa đường xác định bán kính đường tròn bước răng và điểm đường tròn bước cắt giao một răng.

Những thông số cơ bản cần nhớ

Thông số là thông tin vô cùng quan trọng trong quá trình gia công cũng như thiết kế và lắp đặt máy móc. Việc nhớ hết những thông số không hề đơn giản, nhưng để có được sản phẩm hoàn hảo, công năng sử dụng đáp ứng bạn cần phải đảm bảo những ghi nhớ một số điều như sau: 

  • Vòng đỉnh: đường tròn này đi qua đỉnh răng, có công thức da=m(z+2). 
  • Vòng đáy: vòng tròn này đi qua đáy răng, có công thức da=m(z-2.5).
  • Vòng chia: đường tròn tiếp xúc với đường tròn tương ứng của bánh khác khi 2 bánh ăn khớp với nhau, có công thức ( d=m.Z )
  • Số răng: có công thức Z=d/m
  • Bước răng: độ dài cung giữa 2 profin 2 răng kề nhau đo ở vòng chia, có công thức P=m. π. 
  • Module: thông số quan trọng nhất của bánh, có công thức m = P/π.
  • Chiều cao răng: khoảng cách hướng tâm vòng đỉnh và vòng chia, có công thức h=ha + hf=2.25m.
  • Chiều dày răng: độ dài cung tròn 2 profin của một răng đo trên vòng tròn chia, có công thức St = P/2 = m/2.
  • Chiều rộng rãnh răng: độ dài cung tròn đo vòng chia của một rãnh răng, có công thức  Ut= P/2 = m/2. 

v
Cấu tạo và một số thông số của thiết bị

Một số loại bánh răng thông dụng

Bánh răng có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại mang những công dụng riêng đồng thời phục vụ cho những loại máy móc và động cơ riêng biệt, cụ thể như sau: 

Bánh răng trụ thẳng

Bộ phận cơ khí này có bề mặt bước hình trụ thuộc nhóm bánh răng trục song song và là bánh trụ có đường răng thẳng đồng thời song song với trục. Đây là loại bánh phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất và có khả năng đạt được độ chính xác cao nhất, quy trình sản xuất nhìn chung khá đơn giản. 

Bánh răng xoắn ốc

Bánh răng này được sử dụng với trục song song và có các đường răng uốn lượn. Chúng có khả năng chia lưới cực tốt, độ êm lại cao cùng khả năng truyền tải hoàn hảo nên được ứng dụng cho những máy móc cần tốc độ cao. Khi sử dụng bánh này sẽ tạo ra một lực đẩy theo hướng trục nên người dùng sẽ không tốn quá nhiều công sức để vận hành.

Bánh răng xoắn kép

Bánh răng này khắc phục được vấn đề lực đẩy dọc trục bằng cách sử dụng bộ răng kép nghiêng ngược chiều với nhau. Sự sắp xếp loại bỏ lực đẩy dọc trục thực vì nửa của lực đẩy bánh đẩy theo hướng ngược lại, dẫn đến lực dọc trục thực lúc này bằng không. 

Bánh răng thanh răng

Bánh răng này được tạo thành từ thanh răng và một bánh trụ, thanh răng có thể coi như một bánh với bán kính vô hạn (tức là một thanh phẳng) và tạo thành từ các răng thẳng nên mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ cho người dùng, máy móc hoạt động mang lại hiệu quả cao. 

Bánh răng côn

Bánh răng này có dạng hình nón và được sử dụng nhằm mục đích truyền lực giữa hai trục giao nhau tại duy nhất một điểm (trục giao nhau). Một chi tiết côn có hình nón là bề mặt phân chia và những răng của nó được cắt dọc theo hình nón. Bộ phận cơ khí dạng này cũng được chia thành nhiều dạng khác nhỏ hơn.

Bánh răng Vít

Đây là một cặp bánh răng xoắn từ cùng một tay quay với góc xoắn lên đến 45 ° trên các trục không song song và không giao nhau. Vì tiếp điểm răng là chỉ duy nhất một điểm nên khả năng chịu tải thấp và không thích hợp để tiến hành truyền công suất lớn nên khả năng ứng dụng của bánh răng không quá rộng rãi trên thị trường.

Một số loại bánh răng thông dụng
Một số loại bánh răng thông dụng

Bánh răng Worm

Bánh răng này còn được gọi là bánh con sâu vì hình dạng bên ngoài của chúng giống như con sâu. Tuy rằng loại bánh này không mang lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng nhưng lại có một vài ưu điểm nổi bật khác bù đắp lại như chạy siêu êm, không gây tiếng ồn, độ bền cực kỳ cao… Nhờ thế đây cũng là một sản phẩm được ứng dụng vô cùng rộng rãi cho máy móc, thiết bị. 

Bánh răng bên trong

Bánh răng bên trong có răng cắt mặt trong của hình trụ hay hình nón và được ghép nối với những chi tiết ở bên ngoài. Sản phẩm này được sử dụng chủ yếu để khớp nối các bánh lại với nhau đồng thời tăng tốc độ chuyển động cho máy móc và động cơ. Tuy nhiên loại bánh này bị hạn chế về số lượng răng do những vấn đề không tự nhiên, trochoidal và cắt tỉa.

Công dụng của sản phẩm trong sản xuất

Bánh răng là một cơ cấu truyền động được sử dụng chủ yếu để truyền những chuyển động từ một trục này sang một trục khác. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi đầu ra của một thiết bị thông qua việc điều khiển bộ phận cơ khí này. Ví dụ cụ thể như sau bạn có một động cơ quay tốc độ 100 vòng / phút và bạn muốn nó quay với tốc độ 50 vòng / phút thì chỉ cần điều chỉnh lại chi tiết. 

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng bánh răng với mục đích giảm tốc độ, để trục quay quay chậm lại với tốc độ chỉ bằng một nửa tốc độ của động cơ. Thông thường chi tiết sẽ được sử dụng trong các tình huống tải cao vì các răng hỗ trợ quá trình điều khiển động cơ một cách tốt hơn, kín đáo hơn. Bộ phận cơ khí được ví giống như một trục ròng rọc cao cấp.

Dễ dàng nhận thấy công dụng của sản phẩm trong sản xuất, người công nhân sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức khi đã có sự góp sức của băng chuyền. Và những chiếc bánh răng chính là bộ phận tối quan trọng để giúp cho các băng chuyền hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả, đồng thời điều chỉnh dễ dàng tốc độ nhanh và chậm của băng chuyền.

Công dụng của sản phẩm trong sản xuất
Công dụng của sản phẩm trong sản xuất

Cách chọn mua phù hợp và đúng đắn

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn tiến hành lựa chọn mua bánh răng cho phù hợp. Có rất nhiều loại khác nhau để tìm hiểu cũng như mua sắm phục vụ cho nhu cầu của mình. Hiện tại chi tiết này đang được phân chia thành nhiều loại khác nhau như chuyển động (chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay), momen xoắn, theo cấp tốc độ đầu ra. Để có thể chọn mua được sản phẩm hoàn hảo bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Nên mua bánh răng ở những địa chỉ uy tín và chất lượng, có thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường. 
  • Sản phẩm đang còn mới, không bị gỉ sét cũng như không bị trầy xước, như thế mục đích sử dụng được đáp ứng. 
  • Nếu còn phân vân không biết nên mua loại chi tiết như thế nào thì hãy nhờ nhân viên tư vấn cụ thể. 
  • Không nên ham rẻ mua những bộ phận cơ khí kém chất lượng dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang. 

Cách chọn mua phù hợp và đúng đắn
Cách chọn mua phù hợp và đúng đắn

Kết luận

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây dễ thấy bánh răng là một chi tiết vô cùng quan trọng trong rất nhiều loại máy móc cũng như động cơ. Trên thực tế bộ phận cơ khí này quen thuộc với cuộc sống con người, chúng có mặt trong các bộ truyền động, máy móc hay xe máy… và sở hữu tầm quan trọng to lớn. 

Bài viết mới