21 C
Vietnam
Thứ sáu, Tháng chín 20, 2024

Motor có nghĩa là gì? Cấu tạo, phân loại và cơ chế hoạt động

không nên bỏ qua

Motor là bộ phận không thể thiếu trong các thiết bị điện phải có chức năng này thì mới có thể sử dụng được điện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến khái niệm của Motor nghĩa là gì, vì ít mấy ai quan tâm đến điều này. Nhưng nếu bạn biết chút ít về thông tin thì sẽ hạn chế được những rủi ro cháy nổ về điện không đáng có. 

Khái niệm Motor là gì? Được bắt nguồn từ đâu?

Motor là thiết bị nằm trong một trong những thiết bị máy móc thuật ngữ được gọi là Induction motor được sử dụng phổ biến. Chính vì thế mà có rất nhiều người hay thắc mắc Induction motor có nghĩa là gì? Đây là một tên gọi tiếng anh chung cho tất cả động cơ điện cảm ứng. 

Motor được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mô tơ, moteur hay động cơ. Đây là một trong những thiết bị tạo ra những chuyển động, được sử dụng để chỉ động cơ điện hoặc động cơ đốt bên trong. Thiết bị này có thể dùng để chuyển đổi năng lượng từ điện sang năng lượng cơ học.

Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển động cơ điện motor được dùng trong tất cả các lĩnh vực, từ những động cơ nhỏ được sử dụng trong lò vi sóng, máy đọc cho tới các đồ nghề như máy khoan cầm tay. Các động cơ điện thường được sử dụng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy hút bụi công nghiệp cho nhà xưởng, máy bơm nước,… 

Thậm chí, tất cả các hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông gió đều phải phụ thuộc vào động cơ điện motor. Ở nhiều nước trên thế giới, động cơ điện còn được dùng trong các phương tiện vận chuyển ở trên đường, đặc biệt là đầu xe lửa. Còn trong công nghệ sử dụng máy tính thì động cơ điện được sử dụng trong ổ cứng, ổ quang,…

Motor là một bộ phận rất quan trọng có trong tất cả các thiết bị điện
Motor là một bộ phận rất quan trọng có trong tất cả các thiết bị điện

Cấu tạo của motor gồm những bộ phận nào?

Cấu tạo của mô tơ có những bộ phận nào cũng là một vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm. Theo như các chuyên gia về điện, cấu tạo của motor điện có 3 pha cũng tương tự các động cơ khác, gồm 2 phần chính là phần tĩnh và phần động. Đặc điểm cơ bản của từng bộ phận như sau:

Cấu tạo phần tĩnh của Motor điện 

Phần tĩnh điện còn được gọi là stato, gồm có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Lõi thép là bộ phận có chức năng dẫn từ của máy, có hình dạng trụ rỗng, được làm bằng các lá thép rất mỏng kỹ thuật cao có độ dày từ 0,35 – 0,5mm, dập theo khuôn hình vành khăn, phía bên trong có những xẻ rãnh để đặt dây quấn được sơn phủ.

Dây quấn được làm bằng chất liệu đồng hoặc bằng nhôm, đặt bên trong các rãnh của lõi thép. Ngoài 2 bộ phận chính này ra thì stato còn có các bộ phận phụ đi kèm theo bao bọc lấy lõi thép là vỏ máy, 2 đầu của stato có 2 nắp được làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp bạc được dùng để đỡ các trục quay rotor.

Cấu tạo phần quay của Motor điện

Phần quay của Motor điện còn được gọi là rotor, có một lõi thép, có dây quấn và trục máy. Lõi thép có dạng hình trụ đặc, được làm bằng các lá thép kỹ thuật cao, dập thành hình đĩa và ép chặt. Trên mặt lá thép có đường rãnh để có thể quấn dây, lõi thép sẽ được ghép chặt với các trục quay và được đặt trên ở 2 ổ đỡ của stato. 

Về phần dây quấn, sẽ có 2 loại rotor là rotor có dây quấn và rotor lồng sóc. Rotor dây quấn sẽ có các dây quấn giống như stato, còn rotor lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào rãnh của rotor, tạo thành các thanh nhôm được nối ngắn mạch ở cả 2 đầu, có đúc thêm một cánh quạt để làm mát bên trong khi rotor này hoạt động hết công xuất cũng không có rủi ro xảy ra.

Phần quay của Motor điện còn được gọi là rotor
Phần quay của Motor điện còn được gọi là rotor

Các loại motor trên thị trường có gì nổi bật

Hiện nay trên thị trường Motor sẽ được chia thành 2 loại: mô tơ xoay chiều và mô tơ có một chiều. Motor xoay chiều được sản xuất ra với rất nhiều kiểu và công suất ở các mức khác nhau. Theo như sơ đồ nối điện thì chúng ta có thể phân chia động cơ thành 1 pha và motor 3 pha; theo như tốc độ có động cơ sẽ đồng bộ và động cơ không được đồng bộ. 

Nếu ai dùng thì phải tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn ra loại động cơ phù hợp nhất. Bởi lẽ, việc lựa chọn động cơ không phù hợp hoặc không nắm rõ được các thông số kỹ thuật của motor dẫn đến rất nhiều những hậu quả rất đáng tiếc.

Có thể cháy nổ cả dây chuyền sản xuất, cháy nhà hoặc không đáp ứng được mục đích và nhu cầu sử dụng, làm giảm tuổi thọ của thiết bị gây tốn kém chi phí sửa chữa, thậm chí nguy hiểm cho những người xung quanh và đơn vị sử dụng. Việc motor điện bị quá tải còn có thể phá hủy đường dây nguồn và gián tiếp gây ra các vụ cháy nổ kinh khủng phá hủy tất cả các thiết bị có liên quan khác như dây dẫn, ổ cắm, nguồn cấp.

Động cơ điện 1 pha sử dụng rộng rãi

Động cơ điện 1 pha là một loại động cơ có dây quấn stato và chỉ có đúng một cuộn dây pha ,nguồn cấp là 1 dây pha cùng với 1 dây nguội thường có thêm một tụ để làm lệch pha. Tuy nhiên nếu Motor chỉ có một cuộn dây pha thì sẽ không thể tự mở máy được vì từ trường là từ trường đập mạch. Để motor một pha có thể tự mở máy được, có thể dùng các phương pháp khác nhau.

Motor một chiều gồm rất nhiều động cơ điện một chiều được kích thích bởi nam châm vĩnh cửu và động cơ điện một chiều được kích thích bởi dòng điện. Cấu tạo của động cơ điện 1 pha sẽ bao gồm 2 phần chính là bộ phận cố định và bộ phận quay. Những ứng dụng cơ bản của động cơ điện motor một pha trong đồ điện tử gia đình như: quạt điện, máy bơm nước, Radiocatsec, tủ lạnh, đầu đĩa , …

Động cơ điện 3 pha hữu dụng trong cuộc sống

Động cơ điện 3 pha là loại motor được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. Các thiết bị sẽ được ứng dụng trên động cơ này thường có mức giá bán rất rẻ, bền và dễ dàng bảo trì nên thường được bán rất chạy được nhiều người tin dùng. 

Phân loại Motor dựa theo kích thước và kết cấu của motor điện 3 pha người ta sẽ phân ra 3 loại tiêu biểu nhất là:

  • Động cơ điện có loại lớn thường có chiều cao trung bình rất lớn hơn 630mm và đường kính bên ngoài lõi thép stato cũng lớn hơn 99mm.
  • Động cơ điện loại vừa là loại motor nhỏ sẽ có chiều cao trung tâm 355mm÷630mm và đường kính bên ngoài lõi thép stato 560mm÷990mm.
  • Động cơ điện loại nhỏ hay còn được gọi là motor điện dạng mini sẽ có chiều cao trung tâm là 90mm÷315mm và đường kính bên ngoài lõi thép 25mm÷560mm.

Ngoài ra, 2 loại động cơ điện cơ bản ở trên, còn có một số động cơ điện khác như: động cơ bước đi, động cơ motor rung, động cơ giảm tốc độ, động cơ Servo,…

Phân loại Motor dựa theo kích thước và kết cấu 
Phân loại Motor dựa theo kích thước và kết cấu

Cơ chế hoạt động của các sản phẩm Motor

Để nó về cơ chế hoạt động của của các sản phẩm có motor điện thì có rất nhiều cách thức hoạt động khác nhau. Vì ứng với từng sản phẩm có công suất hoạt động mạnh hay yếu mà cách thức hoạt động sẽ phụ thuộc vào nó. 

Hiệu suất công năng của động cơ điện

Động cơ điện motor sẽ được chuyển đổi điện năng thành cơ năng để có thể tải được lượng điện nhất định. Trong quy trình hoạt động này, năng lượng sẽ mất đi được gọi là tổn thất cơ năng. Hiệu suất động cơ sẽ được xác định bởi tổn thất ở bên trong chỉ có thể giảm đi bằng cách thay đổi thiết kế phần động cơ và điều kiện vận hành. 

Hiệu suất của động cơ motor được định nghĩa là tỷ số của công suất đầu ra của động cơ với công suất đầu ra toàn phần của động cơ. Các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tổn thất của động cơ bao gồm:

  • Lão hóa: động cơ motor khi đang còn mới sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Công suất: phần lớn các thiết bị hiệu suất công năng động cơ tăng khi làm việc ở một công suất nhất định.
  • Tốc độ: các động cơ motor có tốc độ cao hơn bình thường sẽ hiệu quả hơn.

Tải của động cơ bên trong motor

Bởi chúng ta rất khó có thể đánh giá được hiệu suất công năng của động cơ motor trong vì điều kiện vận hành rất bình thường, có thể đo tải động cơ như một chỉ số để đánh giá hiệu suất của động cơ. Khi lương tải tăng, hệ số công suất và hiệu suất động cơ motor sẽ tăng lên với giá trị được tối ưu ở quanh các mức đầy tải.

Phương trình sau đây sẽ được sử dụng để xác định lượng tải:

Lượng tải = ( Pi x số η ) / ( HP x 0.7457)

Trong đó:

  • η là hiệu suất vận hành động cơ được tính bằng %
  • HP là mã lực được ghi trên các nhãn động cơ
  • Mức tải là công suất chiếm % công suất được thiết kế
  • Pi là công suất 3 pha tính bằng kí hiệu kW

Động cơ điện được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày 
Động cơ điện được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày

Ứng dụng motor trong đời sống hàng ngày

Motor được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày trong tất cả các ngành nghề từ ngành công nghiệp hạng nặng cho đến lĩnh vực công nghệ máy vi tính cho đến sử dụng vật dụng sinh hoạt trong gia đình. 

Sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp hạng nặng

Được sử dụng trong các thiết bị cơ khí để có thể di chuyển hoặc kiểm soát được hệ thống. Motor còn được ứng dụng trong các dây chuyền để chế tạo ra máy nghiền đá. Ứng dụng to lớn nhất của motor trong ngành sản xuất đó chính là chế tạo ra được Robot. Ở nhiều nước trên thế giới, động cơ điện còn được ứng dụng trong phương tiện giao thông trong các đầu xe lửa, stator và rotor động cơ điện 3 pha.

Trong sinh hoạt cuộc sống của gia đình

Đối với tất cả các gia đình thì nhà nào cũng phải sở hữu cho mình một loại motor cơ bản như: máy lạnh, máy điều hòa, quạt máy, máy hút bụi, máy bơm nước, máy xay … và các loại thiết bị khác có kích cỡ nhỏ như: đèn pin, máy sấy tóc,…

Motor còn được ứng dụng trong các dây chuyền để chế tạo
Motor còn được ứng dụng trong các dây chuyền để chế tạo

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta có thế thấy được tầm quan trọng vô cùng lớn của motor đối với cuộc sống hàng ngày và nhất với những ngành công nghiệp hạng nặng. Vì thường được sử dụng trong gia đình nên mọi người nên chú ý tránh trường hợp xảy ra những rủi ro không đáng có. 

Bài viết mới